Hướng dẫn cách phục hồi ắc quy khô xe nâng hàng hóa
Ắc quy hay bình điện xe nâng là bộ phận rất quan trọng đối với hoạt động của xe nâng. Bởi vì, hiện tượng tự phóng điện nên ắc quy sẽ trở nên khô cạn năng lượng. Do đó, bạn phải thường xuyên bổ sung nguồn năng lượng cho ắc quy để xe nâng hoạt động với công suất lớn. Vậy cách phục hồi ắc quy khô cho xe nâng hàng hóa như thế nào thì đúng?
Cách phục hồi ắc quy khô xe nâng hàng hóa
Nguyên nhân khiến ắc quy khô cạn năng lượng
Ắc quy xe nâng hay bình điện xe nâng được biết đến là một trong những thiết bị phụ tùng quan trọng đối với xe nâng hàng hóa. Ắc quy có vai trò tích trữ năng lượng và phóng điện nhằm giúp các thiết bị điện trên xe như còi, xi nhan, CDI-DC,… dưới dạng điện năng.
Bình điện xe nâng hàng hóa thường hoạt động với công suất lớn. Bên cạnh đó, hiện tượng phóng điện sẽ làm cho ắc quy bị khô cạn năng lượng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến các chốt pin làm chúng trở nên hao mòn. Do đó, bạn nên thường xuyên bổ sung năng lượng cho ắc quy xe nâng mỗi tháng từ 1 đến 2 lần tùy theo công suất hoạt động. Ngoài ra, nếu xe nâng để lâu không sử dụng thì trước khi dùng bạn nên bổ sung năng lượng và phục hồi ắc quy bị chai.
Cách phục hồi ắc quy khô cho xe nâng là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm. Điều này đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức chuyên môn tốt nhằm bảo vệ an toàn cho người thực hiện.
Quy trình phục hồi ắc quy khô cho xe nâng mà bạn cần biết
Cách phục hồi ắc quy khô thường được thực hiện theo một quy trình cụ thể bao gồm châm nước cất dung dịch, cải thiện và khắc phục đầu điểm nối bị han gỉ. Dưới đây là quy trình phục hồi ắc quy khô mà bạn có thể tham khảo cho mình như:
Hướng dẫn cách phục hồi ắc quy khô xe nâng
Kiểm tra tình trạng ắc quy trước khi tiến hành phục hồi
Đầu tiên, trước khi tiến hành phục hồi bình ắc quy xe nâng điện bạn cần kiểm tra và xem xét tình trạng của bình điện xe nâng. Dưới đây là những điều mà bạn cần thực hiện như:
- Xem xét coi bình điện xe nâng có bị phồng rộp hay không.
- Hãy tiến hành kiểm tra những điểm nối của đầu cực ắc quy xe nâng coi có bị han gỉ hay biến dạng do ăn mòn không.
- Kiểm tra mức dung dịch và tỷ trọng điện phân của ắc quy xe nâng xem mức hiện tại là bao nhiêu.
- Hãy xác định rõ dung lượng còn lại bình ắc quy.
Đánh giá đồng thời ghi chú tình trạng bình trước khi phục hồi ắc quy
Bên cạnh việc kiểm tra tình trạng ắc quy thì bạn cũng nên ghi chú tình trạng của bình điện xe nâng trước khi tiến hành phục hồi là như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn có thể đánh giá được hiệu quả khôi phục của ắc quy. Hãy cùng tìm hiểu cách ghi chú mà Tomomi muốn chia sẻ đến bạn dưới đây:
Hãy xem xét và đánh giá về tình trạng bình điện xe nâng theo thang điểm 10. Sau đó, bạn ghi nhận lại những thông số kỹ thuật và serial, ngày phục hồi.
Tiến hành đánh dấu các trường hợp ắc quy xe nâng cần được bảo dưỡng.
Hãy ghi chú tình trạng ắc quy xe nâng trước khi tiến hành phục hồi dựa trên mức độ kiểm định như bình có dung lượng định mức từ 20% – 70%. Bên cạnh đó, bình có thể từ trên 70% đến 85% dung lượng.
Dựa vào những ghi chú trên từ đó theo dõi và tiến hành điều chỉnh cho các lần thực hiện tiếp theo.
Trường hợp 1: Bình điện xe nâng bị khô và có thể phục hồi được bằng những bước dưới đây:
Bước 1: Bạn tiến hành hút hết tất cả các dung dịch acid ở trong bình ắc quy đến mức tối thiểu.
Bước 2: Hãy rót dung dịch phục hồi và ngâm ít nhất 4 tiếng.
Bước 3: Tiến hành nạp theo quy trình phục hồi từ 20h đến 24h.
Bước 4: Hãy tiến hành đo dung lượng, chuẩn độ lại và bắt đầu bổ sung dung dịch.
Bước 5: Hãy nạp phục hồi trong 10 tiếng.
Trường hợp 2: Nếu cầu nối pin bị ăn mòn thì bạn hãy tiến hành cải thiện chúng để giúp việc nạp điện được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Sau đó bạn có thể nạp theo quy trình như trên.
Dụng cụ cần thiết để phục hồi ắc quy khô xe nâng
Dụng cụ cần thiết để phục hồi ắc quy khô
Để việc thực hiện phục hồi ắc quy khô được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và an toàn thì bạn cần chuẩn bị kỹ càng các dụng cụ cần thiết. Dưới đây là một số những dụng cụ mà bạn cần biết như:
- Máy đo dung lượng, thiết bị đo tỉ trọng.
- Hóa chất phục hồi.
- Volt kế tổng trở thấp 100 Ohm/volt.
- Máy nạp (2,4V/50A max).
- Máy nạp tổ hợp accu (12V, 24V, 48V, 72V, 96V và 220V / 20A đến 150A).
- Sulfuric acide, nước cất,…
- Một số các thiết bị như cắt, ráp, nâng hạ, dụng cụ đo thời gian, kéo, thiết bị lưu trữ hoá chất.
Trên đây là những hướng dẫn cách phục hồi ắc quy khô xe nâng hàng hóa mà bạn có thể bỏ túi cho mình. Điều này giúp việc khôi phục bình điện xe nâng được tiến hành một cách thuận lợi, dễ dàng và đảm bảo an toàn.